Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế là sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần trong hệ thống kinh tế mà ở đó có sự trao đổi mua bán để có được sản phẩm mà các tổ chức không thể tự sản xuất hiệu quả được. Mối quan hệ đó dẫn đến việc thái độ của một thành phần sẽ ảnh hưởng đến các đối tác khác của thành phần đó và việc hủy hoại sự hợp tác đó sẽ ảnh hưởng rất lớn.[1] Vấn đề này được nhắc đến bởi A. A. Cournot “...nhưng trên thực tế hệ thống kinh tế là một tổng thể trong đó tất cả các thành phần kết nối và ảnh hưởng lẫn nhau. Sự tăng trưởng về thu nhập của nhà sản xuất sản phẩm A sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cho sản phẩm B, C,... và nguồn thu của các nhà sản xuất, và từ đó ảnh hưởng nhu cầu cho sản phẩm A”.[2] Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế được chứng minh là hệ quả của việc phân chia lao động. David Baldwin đã định nghĩa sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế toàn cầu là chi phí cơ hội phát sinh từ phí rút lui trong trường hợp các nền kinh tế quyết định chấm dứt những mối quan hệ hợp tác về kinh tế giữa các nước với nhau. Người khác lại cho rằng nó đòi hỏi một mức độ nhạy cảm nhất định của kinh tế học hành vi của một quốc gia đối với các chính sách và sự phát triển của các quốc gia khác bên ngoài biên giới.[3] Sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế thế giới phát triển sau thế chiến thế giới thứ 2, là kết quả của quá trình công nghiệp hóa (điện toán hóa, du lịch giá rẻ, viễn thông giá rẻ,...) và các chính sách liên quan, được đề ra với mục đích đưa nền kinh tế quốc gia bước vào cuộc đua kinh tế toàn cầu.[4][5][6]Một số học giả về quan hệ quốc tế cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế góp phần tạo nên mối quan hệ hòa bình hữu nghị giữa các nước.[7][8][9][10][11][12] Một số học giả khác lại cho rằng mối quan hệ này khác biệt hơn hoặc nhấn mạnh vào việc sự phụ thuộc này có thể tạo nên những mâu thuẫn giữa các quốc gia.[13][14][15][16] Ví dụ, trong nghiên cứu về “vũ khí hóa sự phụ thuộc”, Abraham NewmanHenry Farrell đã chỉ ra việc một số quốc gia sở hữu quyền tài phán đối với vấn đề kinh tế trọng yếu có thể sử dụng chúng để tạo đòn bẩy kinh tế chống lại các đối thủ khác.[17]